Phần 2: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng hạt

Qua bài viết "Phần 1: Các nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt", chắc chắn các bạn cũng đã biết được những điều cơ bản về bệnh viêm họng hạt rồi nhỉ?  Viêm họng hạt là một dạng viêm họng mạn tính quá phát chính, đó là phản ứng của niêm mạc họng bị viêm nhiễm trường diễn tại vùng họng là nơi chứa rất nhiều lympho bào với nhiệm vụ diệt vi sinh vật và khi bị viêm trường diễn thì các lympho bào này phải làm việc liên tục trong một thời gian dài và ngày càng to ra, trở thành các "hạt". Sau đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu "Phần 2: Các triệu chứng bệnh viêm họng hạt" này nhé! Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

 Phần 2: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng hạt




1. Các nguyên nhân gây bệnh viêm họng hạt

2. Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng hạt

Viêm họng mạn tính biểu hiện dưới ba dạng chính: Viêm họng xuất tiết, viêm họng mạn tính quá phát hay viêm họng hạt và viêm họng mạn tính thể teo. Gọi là viêm họng mạn tính để phân biệt với các dạng viêm họng mạn tính khu trú trên vài phần của họng như viêm amidan, VA. Trẻ em, thanh niên, người trung niên thường bị dạng xuất tiết hay dạng hạt, còn người cao tuổi thường bị dạng teo.

 Phần 2: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng hạt



Những triệu chứng mà bệnh nhân than phiền đều tương tự nhau trong các thể bệnh. Bệnh nhân thường có cảm giác vướng, nghẹn như có khối lạ trong họng, phải khạc nhổ liên tục; Ho từng cơn, đàm nhớt đặc quánh; Họng bị khô, đau họng hay nuốt đau. Các triệu chứng này rất rõ rệt vào buổi sáng, lúc mới thức dậy. Bệnh diễn biến từng đợt, không kèm theo những rối loạn toàn thân hay sốt nếu không bị bội nhiễm bởi vi trùng hay siêu vi. Trong bệnh viêm họng hạt, cảm giác vướng họng là nổi bật, có khi bệnh nhân đi khám bệnh vì tưởng rằng mình bị hóc xương. Cảm giác này gây buồn nôn, làm bệnh nhân dễ dàng nôn mửa với những kích thích nhẹ như chải răng vào buổi sáng, thậm chí có khi chỉ yêu cầu há miệng to cũng khiến bệnh nhân bị ói. Với thể teo, cảm giác khô trong họng làm bệnh nhân khó chịu nhất, phải khạc nhổ liên tục với đàm nhớt đặc quánh, thậm chí có cả những vảy mủ khô. Ðộng tác khạc nhổ làm tổn thương niêm mạc họng – vốn đã mong manh – gây chảy máu. Chính những vệt máu trong đàm này đã làm nhiều bệnh nhân sợ bị lao phổi hay ung thư.

 Phần 2: Các triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng hạt

Dù bệnh không nguy hiểm nhưng việc khịt mũi, khạc nhổ, ho khan liên tục sẽ làm bệnh nhân bực mình, cáu gắt, lo lắng, giảm năng suất làm việc, nhất là khi bị mất ngủ vì cảm giác ngộp thở về đêm.
Khi khám họng, trong thể viêm họng mạn tính xuất tiết, niêm mạc thành sau họng đỏ, nhiều tiết nhầy, lổn nhổn những hạt nhỏ, đó là những nang lympho ở thành họng bắt đầu to ra. Trong thểâ viêm họng hạt, niêm mạc thành sau họng dày lên và sần sùi, trên đó có những hạt to nổi lên riêng rẽ hay từng khúm. Các hạt này có màu từ đỏ tươi đến đỏ xám. Ðặc biệt, xung quanh hạt có những tĩnh mạch tân sinh giãn rộng. Các hạt này thường được bao phủ bởi một lớp tiết nhầy đặc quánh, trong suốt hay đục lờ. Trong những đợt viêm cấp, có thể có những đốm mủ màu trắng hay vàng bẩn bám trên các hạt. Nặng hơn, các nang lympho quá phát thành những dải sùi, đỏ, chạy dọc theo hai trụ sau của amiđan, còn gọi là các trụ giả. Các trụ giả này là nguyên nhân chính gây ngứa và vướng trong họng, kích thích bệnh nhân khạc nhổ và ho khan.

Còn ở thể teo, niêm mạc họng và các nang lympho bị xơ hóa, hạt và nẹp biến mất. Niêm mạc họng thoái hóa mỏng, màu trắng bệch. Tiết dịch ít và quánh. Trong thể nặng, niêm mạc họng như bị bao phủ bởi một lớp vảy khô.
Share on Google Plus

Chuyên đề Unknown

Diễn đàn chia sẻ cách chữa bệnh viêm amidan với các bài thuốc chữa và cách điều trị viêm amidan hiệu quả nhanh nhất
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét