Xạ can có tên khoa học là Belamcanda sanensis. Lem. thuộc họ lay ơn. Cây có củ, lá hình mác, mọc thẳng đứng xòe ra hai bên giống như cây quạt giấy nên còn có tên là cây rẽ quạt. Cây cao khoảng 50 cm, hoa màu hồng, có 6 cánh điểm những chấm đỏ, có 3 nhị đực và 1 nhị cái ở giữa, trái hình trái khế, bên trong chứa 3 - 6 hột.
GS.TS. Đỗ Tất Lợi cho biết theo Đông y, cây Xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi có độc vào 2 kinh can và phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu đàm. Dùng chữa yết hầu sưng đau, đàm nghẽn cổ họng. Người có tỳ vị hàn không dùng được.
Xạ can còn là vị thuốc dùng trong dân gian; khoa học ngày nay chưa nghiên cứu nhiều, chỉ biết từ cây này người ta đã chiết xuất ra một hợp chất glucosid gọi là belamcandin và téctoidin. Cây thường được dùng làm thuốc trị viêm họng, vùng amidan sưng mủ, đau họng do viêm nhiễm.
Hai bài thuốc căn bản chữa bệnh bằng cây xạ can:
Bài thuốc chữa tắc cổ họng do viêm nhiễm (viêm họng hạt)
Xạ can (đã chế biến): 4 g, hoàng cầm: 2 g, sinh cam thảo: 2 g, cát cánh: 2 g. Các thứ tán nhỏ, dùng nước đun sôi để nguội mà chiêu thuốc. Bài thuốc này có tên là “Đoạt mệnh tán”, nghĩa là “cướp lại sinh mạng đã nguy cấp”.Bài thuốc chữa các triệu chứng: báng bụng to, nước óc ách, da sạm đen (xơ gan cổ trướng)
Xạ can tươi giã nhỏ, vắt lấy nước uống, hễ thấy lợi tiểu tiện thì thôi.Lưu ý: Không dùng xạ can cho phụ nữ có thai
0 nhận xét:
Đăng nhận xét