7 lời khuyên cho các mẹ bầu mắc bệnh viêm họng

Khi mang thai, vì nhiều nguyên nhân mà đa số sức khỏe của các thai phụ giảm suốt rõ rệt. Trong ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kì, việc chăm sóc sức khỏe cho bà bầu là cực kì quan trọng. Phải cẩn thận với bất cứ triệu chứng nào của bệnh, kể cả những bệnh cảm cúm, viêm họng,...thông thường nhất cũng không được chủ quan. Nếu thai phụ có các triệu chứng của bệnh viêm họng, cần thiết phải đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ khám và có phát đồ điều trị bệnh phù hợp. Bên cạnh đó, các thai phụ có thể áp dụng một số mẹo dân gian sau đây để giảm bớt các triệu chứng bệnh.

Viêm họng khi mang thai liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi hay không?

Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, đau họng khi mang thai hầu như không gây biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, tình trạng sốt cao đi kèm với cơn đau họng mới là mối nguy cơ bạn cần phải cẩn trọng. Sốt cao trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể ảnh hưởng việc hình thành các cơ quan nội tạng của thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu phải tìm cách “chặn đứng” cơn sốt ngay lập tức, không để chúng có cơ hội hoành hành. Mẹ nên đi khám bệnh nếu không thể hạ sốt liên tục trong nhiều ngày.
Mẹ bầu bị viêm họng


Các triệu chứng bệnh viêm họng mà mẹ bầu cần chú ý

Đỏ, sưng amidan
Cổ họng đau
Xuất hiện những đốm trắng nhỏ trên cổ họng
Đau đầu
Gặp khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn
Đổ mồ hôi nhiều
Sốt
Không cảm thấy ngon miệng
Sưng hạch bạch huyết
Khó thở
Buồn nôn
Ho
Đau bụng

Cách chữa trị viêm họng có thể áp dụng cho mẹ bầu

Đối với những trường hợp đau họng nhẹ, mẹ bầu có thể trị viêm họng bằng những cách sau đây:

1. Súc miệng bằng nước muối

Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người áp dụng khi bị đau họng. Súc miệng bằng nước muối có thể loại bỏ những vi khuẩn gây đau họng, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

2. Sử dụng tỏi

Ép tỏi lấy nước và ngậm trong miệng khoảng 1-2 phút và nhớ không được uống. Tỏi trộn hành tây sẽ có tác dụng hơn rất nhiều. Ngoài ra, mẹ bầu có thể trộn 1 muỗng cà phê tỏi nghiền, ¼ muỗng cà phê bột quế và một nhúm bột ớt và một ly nước nóng dùng. Hỗn hợp này cũng có tác dụng xác trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm, chữa viêm họng.

3. Trà hoa cúc, trà chanh mật ong, trà gừng

Đây là một cách giảm bớt những khó chịu khi bị đau họng khi mang thai hiệu quả nhất. Đặc biệt thích hợp với những mẹ bầu hay cảm thấy buồn nôn.

4. Sử dụng máy phun sương hoặc máy hơi nước

Thiết bị này có tác dụng là giữ ấm cổ họng và tăng độ ẩm trong phòng làm giảm phần nào tình trạng viêm họng cho mẹ bầu

5. Sử dụng thuốc kháng sinh

Amoxicillin và penicillin là hai loại kháng sinh dùng để điều trị đau họng và khá an toàn đối với phụ nữ mang thai. Trong một số trường hợp nhiễm trùng, sưng viêm amidan hoặc đau họng kết hợp viêm xoang, bác sĩ có thể cho mẹ điều trị bằng cephalexin. Mẹ bầu có thể sử dụng thuốc trị viêm họng sau khi có sự chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu nên uống thuốc đúng theo đơn của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi. Sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bạn và bé.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, bất kể một loại thuốc nào cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi nên thuốc ngậm cũng có khả năng hấp thụ vào máu người mẹ, qua nhau thai vào trong cơ thể em bé trong bụng. Thay vào đó, bạn chỉ nên dùng nước muối ấm pha loãng để sát khuẩn họng.

6. Ngừng hút thuốc (nếu bạn có thói quen này)

Tránh xa môi trường có khói thuốc lá. Khói thuốc khiến cho cổ họng của bạn bị viêm nhiễm nặng nề hơn. Làm vô hiệu hóa tất cả các cach chua viem hong khác, kể cả Đông Tây y.

7. Bổ sung dưỡng chất
Sự suy giảm hệ miễn dịch gây nên tình trạng mệt mỏi, suy nhược, chảy nước mũi, viêm họng…có thể do thiếu chất. Sắt, kẽm, các loại Vitamin A, C… có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn hiệu quả. Đồng thời, bà bầu bị viêm họng cũng nên ăn nhiều loại thức ăn giàu vitamin B như gan động vật, các loại sữa, giá đỗ…có tác dụng làm vết thương mau lành, tiêu viêm sưng đường hô hấp. Những thức ăn có chất keo như móng giò, cá, hải sản…cũng có tác dụng làm lành chỗ viêm họng.

Với những biện pháp trên, mẹ bầu hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm cơn đau họng ngay tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trừ trường hợp sốt cao, còn lại đau họng khi mang thai thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Mẹ bầu nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, rửa tay thường xuyên và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là những triệu chứng viêm họng ở bà bầu và cách chữa trị tận gốc đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, mong rằng các mẹ bầu có thể tham khảo mà có hướng áp dụng hiệu quả cho mình trong thời gian nhanh nhất. Mẹ nên lưu ý rằng, nếu tình trạng viêm họng kéo dài có kèm theo những dấu hiệu bất thường thì tốt nhất là nên tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh để cho kết quả cùng phương pháp điều trị đúng cách nhất. Chúc các mẹ có một thai kỳ thành công như mong đợi.

Share on Google Plus

Chuyên đề Unknown

Diễn đàn chia sẻ cách chữa bệnh viêm amidan với các bài thuốc chữa và cách điều trị viêm amidan hiệu quả nhanh nhất
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét