Công dụng chữa bệnh viêm họng của cây lá bỏng

Theo wikipedia thì cây lá bỏng hay cây thuốc bỏng, phương ngữ Nam Bộ (Việt Nam) gọi là cây sống đời là loài cây bản địa của Madagascar. Cây thuộc họ thuốc bỏng (Crassulaceae), còn được gọi nhiều tên khác như cây trường sinh, cây sống đời, diệp sinh căn, thuốc bỏng. Cây lá bỏng là loại cây mọc hoang nhưng cũng được người dân trồng nhiều vừa dùng để làm cảnh vừa dùng để làm thuốc trị viêm họng,...
Công dụng chữa bệnh viêm họng của cây lá bỏng


Đặc tính, hình thái: Cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời ta là một loài cây dễ sống, bạn chỉ cần vứt 1 cái lá xuống đất ẩm thì sau vài ngày sẽ có những chồi mới mọc lên từ cái lá đó. Cây lá bỏng thuộc loài cây cỏ, sống lâu năm, cao 40 - 60cm. Thân tròn, nhẵn, có đốm tía. Lá mọc đối, nguyên hoặc xẻ 3 thùy, ít khi 5 - 7. Phiến lá dày, mọng nước, có răng cưa tròn ở mép. Hoa mọc thõng xuống, màu đỏ hoặc vàng cam tụ tập thành xim trên một cán dài ở ngọn thân. Quả gồm 4 đại. 

 Ngoài tác dụng đặc trưng là trị bỏng như tên gọi, cây lá bỏng còn dùng để chữa bệnh sỏi thận, bệnh gút, cao huyết áp, ung loét, các loại bệnh về da, giảm sốt, chữa đau đầu, tức ngực, giảm ho, giảm đau, điều hòa kinh nguyệt. Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát không độc, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu thũng, tiêu độc.
Theo lương y Ngô Viết Tài, chủ nhiệm HTX thuốc dân tộc Chùa Bộc, Hà Nội, cây lá bỏng có những công dụng nổi bật là chữa bỏng, trị bệnh trĩ, bệnh xoang và giải rượu cực kỳ hiệu quả.  
Xin chia sẻ đến quý bạn đọc những bài thuốc dân gian từ cây lá bỏng:
Công dụng chữa bệnh viêm họng của cây lá bỏng
- Chữa bỏng nhẹ: Lá bỏng một lượng đủ dùng, rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo, cho thêm 1 chút muối rồi giã nát. Dùng nước cốt bôi lên hoặc đắp cả bã lẫn nước lên vết bỏng.
- Chữa viêm họng hiệu quả: Lấy 10 lá bỏng rửa sạch. Sáng lấy 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá nhai kỹ, ngậm 1 lúc rồi nuốt cả bã trong vòng 3 -5 ngày là khỏi.
- Chữa nhức đầu: Đun lá bỏng trong lò vi sóng hoặc trên bếp lửa vài giây cho lá bỏng nóng lên và mềm ra. Sau đó đắp lên trán khi lá vẫn còn đang nóng.
- Giảm đau lưng, đau xương khớp: Làm nóng và mềm lá bỏng theo cách trên, đắp lá bỏng lên vùng bị đau khi còn nóng. Nếu cần di chuyển thì có thể dùng khăn quấn lá bỏng xung quanh vùng bị đau để giữ ấm trong ngày.
- Chữa mất ngủ: Chiều và tối ăn mỗi lần 8 lá bỏng sẽ giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.
- Chữa viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch bằng nước muối loãng, giã nát. Dùng bông thấm nước cốt nút vào lỗ mũi ngày 4,5 lần. Nếu bị viêm cả 2 bên mũi thì sáng nút một bên chiều nút một bên.
- Trị thương: Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên vết thương, cứ sau 3 giờ lại thay bằng lượt lá khác.
- Chữa trĩ nội: Rửa sạch hậu môn bằng nước muối. Lá bỏng rửa sạch, giã nát, vắt bớt nước đắp vào hậu môn, dùng miếng gạc băng vào.
Mỗi ngày làm 3 lần với liều lượng sáng 4 lá, chiều 4 lá và tối 2 lá. Sử dụng liên tục trong 20 - 45 ngày là khỏi.
- Chữa chảy máu cam: Dùng nước cốt lá bỏng chấm vào 2 bên lỗ mũi bằng bông gòn.
Share on Google Plus

Chuyên đề Unknown

Diễn đàn chia sẻ cách chữa bệnh viêm amidan với các bài thuốc chữa và cách điều trị viêm amidan hiệu quả nhanh nhất
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét